Anh Hải lần lượt nắm tay, xoa đầu, gọi tên từng bé hỏi thăm: “Hôm nay, con khỏe không, có vui khi gặp chú hề không?”. Những chiếc miệng nhỏ xinh ríu rít: “Con nhớ chú hề”.
Tiếng nhạc sinh nhật vang lên, các em nhỏ ngồi thành vòng tròn, anh Hải ngồi ở giữa thắp nến, cùng các bé hát bài Happy birthday.
Bên ngọn lửa từ cây nến nhỏ, các em bé nói lên đều ước trong tiệc sinh nhật mình. Có bé ước về nhà chơi với anh trai, có bé ước được đi học, lại có bé chỉ mong nhận một con búp bê… Những điều ước nhỏ nhoi của các em nhỏ cứ thế vang lên trong âm thanh ồn ào của bệnh viện.
Trong đợt sinh nhật này có bé Nguyễn Thị Thanh Mai (10 tuổi, quê Đắk Lắk) điều trị ung thư máu vùng tủy hơn hai tháng. Trước đó, Thanh Mai từng ước được chú hề tặng chiếc ô tô điều khiển để khi được về nhà sẽ tặng cho em trai.
![]() |
Khi bữa tiệc vừa bắt đầu thì cơn đau ập đến khiến Mai liên tục kêu mệt, nhưng lại không muốn đi nằm. Cô bé đưa tay níu mẹ - chị Hoàng Thị Dũng (33 tuổi) như muốn mẹ ngồi xuống cho Mai dựa lưng vào.
Được nhận món quà từ anh Hải, cô bé 10 tuổi đưa hai tay nhận, gật đầu cảm ơn. Sau đó, bé ghé vào tai mẹ: “Mai mốt con khỏe, mình mang về cho út mẹ nhé”. Chị Dũng chỉ biết quay đi để lau nước mắt: “Con bé lúc nào cũng chỉ nghĩ đến em”.
Kết thúc buổi sinh nhật, bỏ bộ tóc giả đủ màu, tẩy trang lớp phấn trang điểm dày cộm, giọng anh Hải trầm tư kể về mình và công việc mang niềm vui cho các bé ung thư.
‘Tôi không có cha. Đến bây giờ, tôi không hiểu vì sao mình lại có mặt trên đời’, chàng trai quê Đà Nẵng mở đầu câu chuyện.
![]() |
Anh Hải thắp nến, cùng các bé hát bài Happy birthday. Ảnh: Tú Anh. |
Mẹ anh Hải bị bại liệt từ nhỏ. Việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại của bà phải có bà vú do bố mẹ thuê về chăm sóc.
Ở tuổi đôi mươi, bà mang thai anh Hải trong sự ngỡ ngàng của gia đình, hàng xóm. Dù bị dị nghị, gia đình từ mặt, bạn trai chối bỏ, mẹ anh vẫn quyết giữ con. “Chắc, ông trời giữ tôi lại để còn có người ở bên mẹ”, anh Hải tự động viên mình.
Hải sinh ra lành lặn, khỏe mạnh, đáng yêu. Tuy nhiên, cũng từ đó, cậu bé trải qua những cung bậc cảm xúc khi là đứa trẻ không cha, sống trong cảnh nghèo khó. “Việc mẹ mang thai tôi làm nhà ngoại bị mất thể diện nên hắt hủi. Bà vú nuôi của mẹ đã đi xin ăn chăm sóc mẹ con tôi”, anh Hải kể.
Lúc anh Hải 5 tuổi, bà vú qua đời, anh phải lang thang xin ăn. Một lần, anh ngủ thiếp đi ở một hiên nhà do quá mệt. Ông chủ tiệm may đi ngang qua, thấy thương đã gọi dậy, mua cơm cho ăn rồi đưa về nhà nuôi và giao cho nhiệm vụ hứng nước, đứng quạt cho ông cụ chủ và đi giao đồ vắt sổ. Đổi lại, Hải được trả lương, cho đi học, đưa cơm về cho mẹ.
Anh Hải cho biết, việc mang lại nụ cười cho các bé ung thư cũng là mang lại niềm vui cho anh. Ảnh: NVCC. |
7 tuổi, Hải đi giao đồ vắt sổ cho khách, vì quá ham chơi nên về trễ, bị chủ mắng Hải bỏ trốn. Từ đó, cậu bé phải mưu sinh trên đường phố bằng việc bán bắp rang, bánh kẹo, thuốc lá… để nuôi mẹ và đi học.
Học hết lớp 8, Hải rời Đà Nẵng vào Sài Gòn ở cùng một người cậu. Ban ngày, Hải đi làm cho một hãng sơn, phụ hồ, dọn dẹp nhà cửa… .Tối, Hải đến lớp học bổ túc văn hóa và tích cực tham gia công tác đoàn ở Phường 1, quận Tân Bình.
‘Ở đâu, tôi cũng được đi học, nhận được sự giúp đỡ của người này người kia’, chàng thanh niên sinh năm 1974 nói bằng giọng biết ơn.
Ý tưởng tổ chức sinh nhật hàng tháng cho bệnh nhi ung thư bắt nguồn từ lúc anh gặp “Đóa hoa hướng dương” Lê Thanh Thúy hồi đầu năm 2007.
Thúy là bệnh nhân ung thư, phải cắt bỏ chân trái nhưng em không khuất phục số phận. Trong suốt thời gian điều trị bệnh, Thúy đã thực hiện nhiều hoạt động hướng tới các bệnh nhân ung thư như viết blog "ước mơ của Thúy”, tổ chức các chương trình từ thiện, tổ chức trung thu, dã ngoại, phát quà, sinh nhật cho các bệnh nhi ung thư...
Năm 2006, Thúy được bình chọn là công dân tiêu biểu TP.HCM vì có sự kiên trì học tập và dũng cảm trước căn bệnh quái ác.
Cuối năm 2007, sức khỏe Thúy đã yếu vì tế bào ung thư di căn, nhưng cô vẫn cười lạc quan, muốn được thực hiện nhiều dự định cho bệnh nhi ung thư. Chính hình ảnh đó đã khắc sâu vào tâm trí anh Hải. Sau khi Thúy mất, anh muốn viết tiếp ước nguyện của cô gái đầy nghị lực.
“Tôi mồ côi cha, 5 tuổi đã tự lập, mẹ bị bại liệt nhưng được đi học, có sức khỏe. Còn các bé bệnh nhi ung thư có cuộc đời rất ngắn. Vì bệnh, các em không được đi học, vui chơi mà gồng mình chiến đấu với bệnh tật. Lúc vô thuốc, phải chịu bao đau đớn, tóc rụng hết. Tôi muốn xoa dịu nỗi đau của các bé bằng tiếng cười, những món quà nhỏ xinh”, anh Hải nói về việc mình đang làm.
Tạo hình "Chú hề Sido" của anh Hải. Ảnh: NVCC. |
Ban đầu, anh Hải tự bỏ tiền túi ra làm nên tiệc sinh nhật cho các bé chỉ có bánh kem, quà tặng đơn giản là con gấu bông, chiếc bong bóng. Mấy năm nay, được bạn bè, mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện khác hỗ trợ nên sinh nhật các bé hoành tráng hơn.
Ngoài được nhận quà theo điều ước, các bé còn được ăn một bữa ăn ngon, ba mẹ có thêm ít tiền góp vào cuộc hành trình chiến đấu cùng con trước căn bệnh ung thư .
Anh cho biết, việc giúp các bé có nụ cười trên môi cũng giúp anh yêu cuộc sống hiện tại, không còn mặc cảm, tự ti với thân phận của mình. Tuy nhiên, điều anh băn khoăn, suy nghĩ là có nhiều ước mơ của các bé chưa làm được, các bé đã rời đi.
Anh Hải kể, mới đây, một cậu bé ước được chú hề tặng một con quay vô cực, nhưng các bạn tình nguyện viên không nghe rõ đã ghi thành mô hình đồ chơi. Lúc anh trao quà, cậu bé không nhận vì không đúng ý. Anh phải động viên, hứa mấy hôm nữa sẽ tặng quà lại. Mấy ngày sau, cậu bé mất.
“Tôi mang món quà bé thích vào bệnh viện thì hay tin, bé đi rồi”, anh Hải kể, giọng lạc đi.
Lần khác, một cậu bé 12 tuổi, quê Phú Yên đã ước trong ngày sinh nhật của mình là được chú hề làm ba nuôi. Lúc anh Hải nhận lời là lúc bệnh của cậu bé đã nặng hơn.
Tết năm đó, anh Hải tiễn cậu bé về quê đón giao thừa cùng ba mẹ và hứa, đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch sẽ đi thăm bé.
‘Lúc đó, tôi phải chạy nhiều chương trình nên không ở bên con được. Đến ngày hứa sẽ đi thăm, tôi được báo, con mất rồi’, anh Hải xúc động nhớ lại.
Ngoài tổ chức sinh nhật cho các bé, anh Hải còn quyên góp để mang những bữa ăn ngon cho các bé ung thư.
Đợt cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, anh còn thực hiện 15 chuyến đưa đón các bé về nhà, trở lại bệnh viện thăm khám.
Lê Ngọc Hân, 23 tuổi ở Trà Vinh chia sẻ về cuộc hành trình đi bộ hơn 2 nghìn cây số có cả những hiểm nguy và cả những tấm lòng nhân hậu giúp cô vô điều kiện.
" alt=""/>Chàng trai mồ côi cha mang niềm vui cho các bé ung thưChị Hậu tự nhận thấy hai vợ chồng có mức thu nhập khá tốt ở Thủ đô nhưng vẫn phải tính toán, căn ke hết mức trong sinh hoạt hàng ngày.
Chồng chị Hậu là giám đốc một công ty chuyên về cơ khí, tự động hóa, điện năng lượng mặt trời. Bản thân chị Hậu mở một shop nhỏ, chuyên sản xuất các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ thảo dược nên thu nhập khoảng 35-40 triệu đồng/tháng.
Mức thu nhập của chồng chị Hậu tùy vào tình hình kinh doanh của công ty. Anh thường dùng tiền lãi đầu tư hoặc quay vòng vốn nên khoản tiền đem về nhà mỗi tháng không cố định. Tuy vậy, nếu tính trung bình thì cả hai kiếm được không dưới 100 triệu đồng mỗi tháng.
Những tưởng với số tiền đó, chị Hậu sẽ thoải mái chi tiêu không phải nghĩ ngợi gì. Nhưng người phụ nữ này cho hay bản thân phải tính toán chi tiêu tiết kiệm nhất có thể, lựa chọn lối sống tối giản.
Mặc dù đông con, chồng bận rộn với công việc kinh doanh nhưng chị Hậu không thuê giúp việc mà một mình tự xoay xở mọi việc trong nhà. Hai con đầu của chị Hậu đã lớn nên cũng giúp mẹ được không ít việc nhà.
Chị Hậu có thói quen ghi chép khá chi tiết các khoản chi tiêu trong gia đình và nhận thấy, chưa tháng nào gia đình 6 người tiêu dưới 60 triệu đồng.
Chia sẻ cụ thể hơn về các loại phí sinh hoạt của gia đình mình, chị Hậu cho hay, cả 4 đứa con chị đều cho học trường công để tiết kiệm học phí.
"Tuy nhiên, chi phí lo cho việc học, mua sách vở tháng nào cũng lên tới 24 -25 triệu đồng. Học phí trường công không đáng là bao nhưng tôi cho con học tiếng Anh, học vẽ, học làm bánh, các kỹ năng mềm... Bạn lớn năm nay gần cuối cấp nên cũng học thêm rất nhiều. Nói chung nặng là ở tiền học thêm này", chị Hậu nói.
Ngoài tiền học của các con, chi phí ăn uống được xem là khoản tiền lớn thứ hai của gia đình 6 người. Chị Hậu kể: "Mỗi tháng, tôi thường phải rút ví khoảng 18 triệu đồng để mua thức ăn, quà bánh, sữa, hoa quả.
Đó là còn chưa tính tiền mua gạo, mua rau bởi suốt nhiều năm nay tôi đều lấy gạo ở quê lên. Mỗi năm tôi đều gửi tiền để ông bà thuê người cấy ruộng ở quê. Tôi có thuê một mảnh đất để trồng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm làm đẹp hữu cơ nên tiện trồng một số loại rau luôn.
Ngoài ra, mỗi tháng, họ hàng ở quê lại gửi cho gia đình tôi 1-2 thùng xốp đầy hải sản, cá tôm nên tôi cũng đỡ được chút ít tiền mua thức ăn".
Ngoài hai khoản lớn trên, mỗi tháng, chị Hậu phải chi khoảng 3,5 triệu đồng tiền điện, internet, cước điện thoại; 8 triệu đồng tiền xăng xe, bảo dưỡng, gửi xe (xe ô tô, xe máy, xe đạp); 3 triệu đồng tiền hiếu hỉ, sinh nhật, thăm nom người ốm, 2 triệu đồng chi phí mua đồ phát sinh…
Dầu gội, sữa tắm, xà phòng rửa tay, nước rửa bát, nước súc miệng… chị Hậu tự "sản xuất" được nên thường không mất tiền mua. Tính tổng tiền phí sinh hoạt 1 tháng cho gia đình 6 người của chị Hậu là khoảng 60 triệu đồng.
Chị Hậu khẳng định, đây là mức chi tiêu mà bản thân đã cố gắng cân đối, chắt bóp nhất có thể cho 2 vợ chồng và 4 đứa con.
Cũng theo chị Hậu, con số khoảng 60 triệu đồng một tháng chỉ là chi phí sinh hoạt và tiền học cho các con. Mỗi tháng chị còn dành 8 triệu đồng để mua bảo hiểm cho gia đình, 3 triệu đồng mua bảo hiểm cho bố mẹ hai bên. Chị Hậu coi đây là các khoản bảo vệ sức khỏe và đầu tư cho tương lai.
Thi thoảng, vợ chồng chị Hậu lại về quê lo xây sửa nhà cửa, từ đường dòng họ, từ thiện giúp người có hoàn cảnh khó khăn (mỗi tháng 500 nghìn đồng)… Tất cả những khoản này chị Hậu không tính vào chi tiêu hàng tháng. "Nếu tính thì số tiền tiêu mỗi tháng còn cao hơn rất nhiều", bà mẹ 4 con khẳng định.
Nói về "bí quyết" tiết kiệm trong chi tiêu, bà nội trợ này cho hay: "Nhà tôi hầu như không đi ăn nhà hàng phần vì đắt đỏ, phần vì sợ mất vệ sinh. Buổi sáng tôi nấu cơm, mỳ, bánh đa hoặc cháo cho cả nhà ăn.
Tôi lựa chọn lối sống tối giản và hạn chế mua sắm. Chẳng hạn nhiều nhà dùng máy hút bụi, máy rửa bát… nhưng nhà đông con nên tôi cho các cháu làm hết.
Hiện tại tôi vẫn đi chiếc xe Dream cũ nên khá tiết kiệm xăng. Xe ô tô chồng tôi chọn xe chạy dầu để đỡ tốn hơn xe chạy xăng. Bản thân tôi cũng không có quá nhiều nhu cầu về chưng diện váy vóc nên cũng đỡ được một khoản.
Tôi chỉ mua một vài bộ tươm tất, mặc các dịp quan trọng, còn thường ngày tôi mặc khá giản dị. Thích thì có thể thích dăm bảy bộ đó nhưng tôi chỉ mua một vài bộ.
Mức thu nhập của gia đình tôi cũng đủ cho các cháu học trường tư. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các trường công gần nhà cũng rất tốt, con cái nỗ lực, chủ động và khá tự lập".
Bảng chi tiêu của gia đình chị Hậu không có khoản cho con đi chơi hay đi du lịch. Song người mẹ này khẳng định bản thân không để các con thiệt thòi. Gia đình chị luôn tìm cách đi du lịch một cách tiết kiệm nhất.
Vợ chồng chị Hậu quê ở Hải Phòng. Nơi đây vốn là đất du lịch nên khi cho con về quê, chị thường đưa con đến các điểm vui chơi ở Cát Bà, Đồ Sơn, đôi khi chị đưa con đi Hạ Long (Quảng Ninh) để thay đổi không khí, trải nghiệm. "Mọi người đi du lịch mất 40-50 triệu thì nhà tôi cao nhất tầm chục triệu là thoải mái lắm rồi", chị Hậu cho hay.
Bài toán cân đối chi tiêu đối với các bà nội trợ có lẽ chưa bao giờ là dễ dàng. Với chị Hậu, dù tự kiếm ra tiền và chồng là giám đốc của một công ty nhưng chị chưa khi nào dám thả ga mua sắm, tiêu tiền không cần nghĩ. "Nhà đông con nên tôi cũng phải tính toán làm sao chi tiêu tiết kiệm để sau này còn lo cho các cháu", chị Hậu chia sẻ.
Theo Dân trí
" alt=""/>Kiếm 100 triệu đồng/tháng, vợ chồng ở Hà Nội vẫn phải 'bóp bụng' chi tiêu
Ông Hoàng Khắc Tiệp - Chủ tịch UBND huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) cho biết, sức sống của văn hóa bản địa cũng là nét đặc biệt của Nho Quan. Trên địa bàn huyện này có khoảng 29.000 người là dân tộc Mường sinh sống (chiếm 15% dân số của huyện). Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được huyện Nho Quan quan tâm, chú trọng. Thông qua các Đề án bảo tồn, khôi phục và phát huy một số nét đẹp văn hóa dân tộc Mường và Đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường…, đồng bào có cơ hội phát huy những di sản văn hóa.
Từ ngày 25/11/2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại điều này đã thôi thúc các địa phương có di sản này càng chú trọng hơn. Chính vì thế, dự kiến, một không gian văn hóa Mường cũng sẽ được xây dựng trong nội khu Vedana nhằm lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở Cúc Phương nhằm bảo tồn văn hoá cồng chiêng dân tộc Mường.
“Ở Nho Quan, sản phẩm văn hóa của bản Mường hết sức phong phú. Có nhiều bản còn nguyên vẹn các phong tục xưa. Điều đó chúng tôi đánh giá rất cao. Đấy cũng là nét văn hóa cần bảo tồn. Trong tương lai sẽ hiện hữu một nhà Bảo tàng văn hoá Mường với quy mô 1.000m2 tại Vedana hiện thực hóa kỳ vọng mỗi công trình được xây dựng sẽ là một sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa bản địa. Bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày mà còn lưu giữ, là nơi bà con có thể gửi gắm những kỷ vật, vật dụng gắn bó với sinh hoạt, lao động sản xuất nhiều đời nay. Để nhanh chóng "cứu" các vật dụng xưa cũ của bà con không bị bán đồng nát hay nung chảy để đúc mới, công tác sưu tầm, bảo quản hiện vật đang được tiến hành tích cực”, ông Lê Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dịch vụ Du lịch Cúc Phương khẳng định.
Ông Lê Quốc Thịnh chia sẻ, bên cạnh việc sẽ có bảo tàng Mường điểm nhấn thì điểm nhấn riêng có ở đây còn là khu nhà tre có tổng chiều cao lên đến hơn 15m, tương đương một ngôi nhà cao 5 tầng. Các công trình bằng tre lớn này do KTS nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa, người đã mang công trình tre đi khắp thế giới, thiết kế và thực hiện. Các đồ dùng của người Mường cũng được trưng bày trong các công trình này.
Cồng chiêng là loại nhạc cụ không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Mường ở Nho Quan được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Mường.
Cồng chiêng thường được sử dụng theo dàn gồm 10 hoặc 12 chiếc được đúc bằng đồng thau hoặc đồng đỏ. Trong các bản Mường, thường có phường cồng chiêng gồm từ 15 đến 30 người. Người chơi thường là nữ nhưng cũng có khi cả nam và nữ. Mỗi người cầm một chiếc tay này xách quai đeo cồng, tay kia cầm dùi gỗ, có quấn vải một đầu gõ vào núm cồng theo nhịp điệu và tiết tấu của bài. Một dàn cồng chiêng của người Mường có 02 hình thức biểu diễn: dàn hàng ngang đứng tại chỗ, hoặc vừa đánh vừa đi thành một vòng tròn và đánh các tiết tấu của từng bài, có thể chuyển nhiều bài chiêng trong một lần đánh. Những bài cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống, gắn liền với quá trình lao động sản xuất của đồng bào Mường, phản ánh tâm hồn và cuộc sống của người Mường; có những bài đã lưu truyền hàng ngàn năm, song cũng có những bài mới sáng tác gần đây.
Có thể nói tiếng cồng, tiếng chiêng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người dân Mường. Trước đây, người Mường sử dụng dàn cồng chiêng trong các lễ hội (lễ xuống đồng, hội đánh cá, lễ cơm mới, lễ mừng nhà mới…), trong đám cưới, đám tang, báo động khi có hỏa hoạn, trộm cắp, báo có thú dữ đến phá hoại mùa màng.. hoặc để tập trung mọi người thông báo những việc chung của làng, bản.
Đặc biệt, cồng chiêng được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc hát sắc bùa mỗi dịp tết cổ truyền. Vào ngày 30 tết, mỗi bản sẽ có ít nhất một Phường bùa, bản nào rộng có thể lên tới hai, ba Phường bùa, mỗi Phường bùa phải có ít nhất một dàn cồng chiêng đi theo. Những người đánh cồng chiêng trong Phường bùa không những giỏi hát đối đáp mà còn phải đánh được nhiều bài chiêng khác nhau. Mỗi khi trưởng đoàn cất tiếng hát thì tiếng cồng chiêng lại ngân vang nhịp theo điệu hát của trưởng đoàn và điệu hát đối của khách. Cứ như thế trong ba ngày tết, họ đi hát từ bản này sang bản khác, đến từng nhà, không kể nhà giàu, nghèo, cầu chúc cho các gia đình sang năm mới gặp nhiều may mắn.
Theo thời gian, gần đây người ta không còn được nghe tiếng cồng chiêng vang trên các bản làng, cồng chiêng không còn được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Mường; văn hóa cồng chiêng cũng dần dần mai một. Nếu như trước kia, hầu như mỗi gia đình người Mường đều có ít nhất một chiếc chiêng trong nhà thì hiện nay gần như không còn nữa. Chỉ còn một vài gia đình giữ được và đưa vào nhà thờ họ hoặc đưa lên các hang núi để thờ chứ không để trong nhà sử dụng trong mỗi dịp sinh hoạt cộng động như trước đây.
Trước những nguy cơ dẫn tới sự mai một của văn hoá cồng chiêng, tỉnh Ninh Bình đã và đang xây dựng những giải pháp bền vững để bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá cồng chiêng tại địa phương.
Tình Lê
" alt=""/>Bảo tàng lưu giữ di sản văn hoá Mường rộng hàng 1.000m2